Từ năm 2006, hàng năm Economist Intelligence Unit tiến hành xếp hạng 70 nền kinh tế lớn nhất trên thế giới về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
Theo xếp hạng này, thứ bậc của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010 là 66, 65, 65, 64 và 62. Sự thăng hạng của Việt Nam là rất chậm.
Xếp hạng của EIU dựa trên phương pháp và các tiêu chí như sau:
Mô hình xếp hạng các nền kinh tế số dựa trên 100 chỉ số định tính và định lượng riêng biệt. Trừ một chỉ số còn tất cả chỉ số này được phân ra thành 6 nhóm và được các chuyên gia của EIU cho điểm. 39 chỉ số và 82 chỉ số phụ được gán các trọng số tùy theo tầm quan trọng của chúng. Những nguồn số liệu chính là của RIU, Pyramid Research, the World Bank, the United Nations và the World Intellectual Property Organisation và một số tổ chức khác.
Chi tiết về 6 nhóm như sau:
Nhóm 1: Kết nối mạng và hạ tầng công nghệ
Trọng số trong điểm xếp hạng: 20%
Kết nối mạng đo mức độ các cá nhân và doanh nghiệp có thể tiếp cận với Internet và mạng điện thoại di động, tính tới chất lượng, độ tin cậy và an toàn. Mức độ sử dụng thuê bao di động của mỗi thị trường, số người sử dụng Internet nói chung và Internet băng rộng được xếp hạng theo tỷ lệ phần trăm của tổng dân số. Sự tiếp cận tới dịch vụ Internet băng rộng giá thấp nhấp, tính theo tỷ lệ phần trăm của thu nhập bình quân của các hộ gia đình (an average household’s median income), được sử dụng là độ đo chung của sự tiếp cận dịch vụ số. Chất lượng băng rộng được đo như là số thuê bao tiếp cận cáp quang trên tổng thuê bao kết nối băng rộng. Tương tự như vậy, chất lượng di động dựa trên tỷ lệ số thuê bao 3G và 4G so với tổng số thuê bao di động. Sự tiếp cận các máy chủ Internet an toàn trong dân số được sử dụng là chỉ số tham khảo cho các giao dịch số an toàn ở mỗi nền kinh tế. Băng thông Internet quốc tế là chỉ số của khả năng mạng của mỗi nước có thể truyền số liệu vào và ra khỏi biên giới của nó.
Các chỉ số và trọng số: tiếp cận băng rộng (15%); chất lượng băng rộng (10%); tỷ lệ băng rộng (10%); tỷ lệ điện thoại di động (15%); chất lượng di động (10%); tỷ lệ người dùng Internet (15%); băng thông quốc tế (10%); an toàn Internet (15%).
Nhóm 2: Môi trường kinh doanh
Trọng số trong điểm xếp hạng: 15%
Để đánh giá môi trường kinh doanh tổng thể, xem xét 74 chỉ số phụ để cung cấp bức tranh toàn diện và hướng tới phía trước của sự hấp dẫn của mỗi nước như là một nền kinh tế mở cửa và thu hút đầu tư từ năm 2009 đến năm 2013. Các chỉ số bao gồm sức mạnh của nền kinh tế, sự ổn định chính trị, thuế khóa, chính sách cạnh tranh, thị trường lao động và độ mở của thương mại và đầu tư. Điểm chung của các chỉ số phụ riêng rẽ được nhóm vào chín chỉ số mức cao hơn. Được cập nhật hàng quý như là một phần của dịch vụ dự báo theo nước của EIU, những xếp hạng này từ lâu đã hỗ trợ các nhà đầu tư một chỉ số so sánh giá trị cho trên 60 nền kinh tế chính yếu.
Các chỉ số và trọng số: 1) môi trường chính trị chung; 2) môi trường kinh tế vĩ mô; 3) các cơ hội thị trường; 4) chính sách đối với doanh nghiệp tư nhân; 5) chính sách đầu tư nước ngoài; 6) chính sách ngoại thương và hối đoái; 7) hệ thống thuế; 8) tài chính; 9) thị trường lao động.
Tất cả các chỉ số có trọng số bằng nhau (1/9).
Nhóm 3. Môi trường văn hóa và xã hội
Trọng số trong điểm xếp hạng: 15%
Giáo dục là điều kiện tiên quyết để có thể sử dụng dịch vụ Internet, nhưng nhóm này cũng cân nhắc tới sự xóa mù web và kỹ năng kỹ thuật của lực lượng lao động. Các kỹ năng kỹ thuật này được đánh giá theo cả sự phổ cập của các ứng dụng công nghệ thông tin cũng như phạm vi các cơ quan chính phủ và các trường học cung cấp hạ tầng giáo dục để tạo ra chúng. Chỉ số bao gồm các đánh giá về giới chủ, mức độ đổi mới và sáng tạo trong mỗi thị trường (được đo bởi số bằng sáng chế và thương hiệu được đăng ký, mức chi tiêu cho nghiên cứu và triển khai (R&D)) giúp đánh giá xã hội nuôi dưỡng tốt như thế nào hoạt động kinh doanh sáng tạo, nhờ đó có thể tạo ra tài sản trí tuệ, các sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh mới.
Các chỉ số và trọng số: 1) mức giáo dục ( được đo bởi tuổi tới trường, tổng số tham gia giáo dục và giáo dục trung học; 2) Tỷ lệ biết sử dụng Internet; 3) trình độ của giới chủ; 4) kỹ năng kỹ thuật của lực lượng lao động; 5) mức độ đổi mới và sáng tạo (được đo bởi số sáng chế và thương hiệu cũng như chi tiêu cho R&D).
Tất cả năm chỉ số này có trọng số bằng nhau.
Nhóm 4. Môi trường pháp lý
Trọng số trong điểm xếp hạng: 10%
Sự phát triển của kinh doanh điện tử phụ thuộc vào cả khung khổ pháp lý chung của cả nước cũng như các luật cụ thể điều chỉnh việc sử dụng Internet. Nhóm này phản ánh các khung khổ pháp lý có tác động trực tiếp lên sự dự dụng công nghệ số để thông báo, trao đổi và tương tác kinh doanh. Các chính phủ phải tiên phong trong việc tạo ra khung khổ pháp lý để hậu thuẫn thương mại trên nền Internet. Phạm vi pháp lý bao gồm cả các vấn đề tội phạm trên mạng, thông tin cá nhân và thư rác, nhưng chỉ dừng ở mức độ cần thiết để tạo ra môi trường pháp lý để hạn chế tới mức thấp nhât các hành vi lạm dụng và phản cạnh tranh. Các nước sẵn sàng điện tử là các nước cho phép các doanh nghiệp và cá nhân di chuyển một cách tự do và nhanh chóng, nơi có ít sự quan liêu hành chính để can thiệp vào đăng ký doanh nghiệp mới hay hạn chế tới tiếp cận thông tin. Cam kết của một nước để thực hiện chứng minh thư số cũng được xem xét như là một cách để xác định xem dân chúng của nước đó có thể tiếp cận tới thương mại điện tử và chính phủ điện tử thế nào.
Các chỉ số và trọng số: 1) Hiệu lực của khung khổ pháp lý truyền thống (30%); 2) các luật điều chỉnh lĩnh vực Internet; 3) mức kiểm soát (10%); 4) sự dễ dàng đăng ký doanh nghiệp mới (25%); 5) chứng minh thư nhân dân điện tử (10%).
Nhóm 5. Chính sách và tầm nhìn của chính phủ
Trọng số trong điểm xếp hạng: 15%
Các chính phủ sẵn sàng về chính phủ điện tử sẽ cung cấp cho các công dân và tổ chức một lộ trình rõ ràng về công nghệ, đồng thời sẽ tiên phong trong việc sử dụng công nghệ để tạo ra hiệu quả. EIU đánh giá các hoạt động của các chính phủ trong lĩnh vực này, khả năng của họ để lãnh đạo đất nước đi tới tương lai số. Các chính phủ có sử dụng và khai thác công nghệ để điều hành và cung cấp các dịch vụ công với nguồn lực ít hơn không? Họ có chi tiêu cho ICT để kích thích chi tiêu tương tự trong nền kinh tế lớn hơn không? Các khoản “tiết kiệm” có được chuyển vào dịch vụ để có lợi cho các công dân không? Ngày càng nhiều người có thể tương tác với, và nhận được thông tin từ chính phủ bất chấp sự tiếp cận tới công nghệ của chính họ không? Nhóm này cũng phân tích theo từng nước, sự sẵn có của các kênh số hóa tới các cá nhân và doanh nghiệp để đánh giá các dịch vụ công, và tới các công dân để thu thập thông tin chính phủ đối với các vấn đề dân sự và tham dự vào việc tham vấn với các công chức chính phủ về các vấn đề liên quan tới quá trình chính trị.
Các chỉ số và trọng số: 1) Chi tiêu của chính phủ cho ICT theo tỷ lệ với GDP (5%); 2) chiến lược phát triển ICT quốc gia (25%); 3) chiến lược phát triển chính phủ điện tử (20%); 4) mua sắm trực tuyến (5%); 5) sự sẵn có của dịch vụ công trực tuyến cho các công dân (15%) và doanh nghiệp (15%); 6) sự tham gia điện tử (15%) (e-participation, based on the UN e-participation index).
Nhóm 6. Người tiêu dùng và doanh nghiệp
Trọng số trong điểm xếp hạng: 25%
Nếu như sự kết nối mạng, ứng dụng trong xã hội, môi trường chính sách và pháp lý là nền tảng cần thiết cho nền kinh tế số thì sự sử dụng thật sự của các kênh số hóa của các công dân và doanh nghiệp là một độ đo sự thực hiện thành công. EIU xem xét giá trị các doanh nghiệp và người tiêu dùng cho tiêu để tiếp cận dịch vụ ICT, mức độ các các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được cung cấp bởi các cơ quan chính phủ.
Các chỉ số và trọng số: 1) người tiêu dùng chi tiêu cho ICT tính theo đầu người (15%); 2) mức độ phát triển kinh doanh điện tử (10%); 3) sự sử dụng Internet của người tiêu dùng (25%, assessing both the range of Internet features used by individuals and their online purchasing activity); 4) sự sử dụng dịch vụ công trực tuyến của các cá nhân (25%) và doanh nghiệp (25%).