Nền kinh tế bước vào năm 2022 với một số thuận lợi nhưng bắt đầu từ giữa năm đã bộc lộ những khó khăn nghiêm trọng. Những khó khăn này có thể kéo dài đến hết năm 2023. Mặc dù vậy, khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) với hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước cho thấy lĩnh vực thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng này có thể được duy trì trong giai đoạn ba năm 2023 – 2025.

Trong hai năm cao điểm của đại dịch thương mại điện tử nước ta đã trải qua hai làn sóng. Làn sóng thứ nhất diễn ra trong giai đoạn bùng nổ đầu tiên của Covid-19 năm 2020. Làn sóng thứ hai của thương mại điện tử diễn ra từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2021 trùng với đợt dịch thứ tư. Trong thời gian diễn ra hai làn sóng này toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội bị trì trệ, kinh doanh thương mại điện tử bị tác động nghiêm trọng nhưng đông đảo thương nhân đã nỗ lực chuyển đổi số để nắm bắt cơ hội kinh doanh mới. Đồng thời, người tiêu dùng trực tuyến tăng mạnh cả về số lượng và chất lượng. Làn sóng thứ hai cộng hưởng với làn sóng thứ nhất sẽ thúc đẩy thương mại điện tử phát triển nhanh và vững chắc hơn.

Chỉ số thương mại điện tử năm 2021 phản ảnh rõ ràng một cách định lượng khoảng cách giữa các địa phương. Từ mục tiêu phát triển thương mại điện tử bền vững hướng tới năm 2025 thương mại điện tử phát triển đồng đều và thu hẹp khoảng cách giữa hai thành phố trung tâm là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh thành còn lại. Vai trò của nguồn nhân lực càng được khẳng định rõ, đòi hỏi sự quan tâm đầu tư lớn của các cơ quan nhà nước, các tổ chức để đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng trong ứng dụng thương mại điện tử, qua đó phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại điện tử tại nhiều tỉnh thành.

Năm 2020 có ý nghĩa /nổi bật trên con đường phát triển thương mại điện tử nước ta. Với người tiêu dùng, đây là năm cuối cùng của một thập kỷ mà mua sắm qua mạng đã trở nên phổ biến và mỗi dịp cuối năm hàng triệu người tiêu dùng háo hức đón nhận những chương trình khuyến mại trực tuyến lôi cuốn. Với doanh nghiệp, đây là dấu mốc chuyển đổi từ nhận thức sang hành động, không phải thương mại điện tử có lợi ích gì mà là làm sao triển khai nó một cách hiệu quả. Với các cơ quan và tổ chức, năm 2020 là điểm giữa của giai đoạn mười năm được dự đoán là giai đoạn vàng của thương mại điện tử Việt Nam.

Sau tám năm liên tiếp, Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI) đã trở thành nguồn thông tin tin cậy phản ảnh tình hình hiện tại, những vấn đề nổi bật và xu hướng phát triển của thương mại điện tử cả nước cũng như từng địa phương, góp phần vào việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh.

Chỉ số Thương mại điện tử năm 2018 được xây dựng trên cơ sở cuộc khảo sát được tiến hành vào cuối năm 2017 tại hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước. Cuộc khảo sát này được triển khai trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển nhanh và Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn năm năm 2016 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Chỉ số Thương mại điện tử năm 2017 được xây dựng trên cơ sở cuộc khảo sát được tiến hành vào cuối năm 2016 tại hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước. Cuộc khảo sát này được triển khai trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển nhanh và Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn năm năm 2016 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Năm 2015 là năm thứ tư liên tiếp Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam triển khai xây dựng Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI). Từ năm 2012, Chỉ số này trở thành công cụ đánh giá một cách khách quan về thương mại điện tử cả nước cũng như từng địa phương, góp phần vào việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh.

Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI) các năm 2012 và 2013 đã được nhiều cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hoan nghênh và đã chứng tỏ là một công cụ hữu ích giúp đánh giá một cách khách quan, định lượng về thương mại điện tử Việt Nam nói chung cũng như tại từng địa phương. Chỉ số Thương mại điện tử đã bước đầu góp phần vào việc xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh.

Thực hiện nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao và được Bộ Công Thương chỉ đạo, năm 2013 Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục xây dựng Chỉ số Thương mại điện tử (gọi tắt là EBI) . Chỉ số Thương mại điện tử giúp các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhanh chóng đánh giá được một cách định lượng tình hình ứng dụng thương mại điện tử trên phạm vi cả nước cũng như tại mỗi địa phương trong từng năm và cũng như dễ dàng so sánh sự phát triển qua các năm.

Phân Trang : [1] [2]
Hoạt động Chỉ số TMĐT
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

ĐƠN VỊ CHỈ ĐẠO
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số



ĐỐI TÁC TRUYỀN THÔNG
vdc vdc vtc vdc ven vdc vdc vdc